Điều kiện thành lập công ty

Trước khi có quyết định thành lập công ty mỗi nhà đầu tư, nhà kinh doanh cần phải tìm hiểu kỹ các thủ tục hồ sơ đặc biệt là điều kiện để thành lập công ty. Điều kiện thành lập công ty được pháp luật quy định rõ ràng trong các điều luật của chính phủ ban hành. Nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc, khách hàng biết được các điều kiện để có thể thành lập công ty.

Điều kiện đối với đối tượng có thể thành lập công ty

doi-tuong-thanh-lap-cong-ty

Theo Luật doanh nghiệp 2014 có quy định đối tượng để có thể thành lập doanh nghiệp gồm các cá nhân tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Là cá nhân tổ chức công dân người Việt Nam hoặc người nước ngoài.

– Có tuổi từ 18 trở lên.

– Có đầy đủ hành vi dân sự và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Không phải cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.

Vốn điều lệ khi thành lập công ty cần bao nhiêu

can-bao-nhieu-von-dieu-le

– Vốn điều lệ là khoản tiền, tài sản được thành viên góp vốn và tiến hành mở công ty.

– Vốn điều lệ cần bao nhiêu??? Theo Luật doanh nghiệp 2014 có quy định khi thành lập công ty không quy định rõ số vốn điều lệ trừ các trường hợp công ty thành lập và kinh doanh nganh nghề có yêu cầu cần vốn pháp định. Vốn pháp định

Trên đây là những ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây để biết rõ chi tiết.

Loại hình công ty, doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp là 1 trong những điều vô cùng quan trọng khi thành lập công ty nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống quản lý của công ty cũng như phương thức hoạt động. Theo Luật doanh nghiệp 2014 có quy định. Việt Nam bao gồm 5 loại hình doanh nghiệp chính.

– Công ty Hợp Danh ( 2 thành viên trở lên)

– Doanh nghiệp tư nhân ( 1 thành viên )

– Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên ( 1 thành viên)

– Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (từ 2 đến 50 thành viên)

– Công ty cổ phần.  (Từ 3 thành viên trở lên)

Mỗi loại hình công ty có 1 đặc điểm riêng. Việt Luật sẽ hướng dẫn khách hàng chọn lựa loại hình phù hợp dựa vào  tiêu chí sau đây.

Dựa vào số thành viên tham gia góp vốn

– Nếu số thành viên tham gia góp vốn vào công ty gồm 1 thành viên thì có thể chọn công ty TNHH 1 thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình nếu công ty có sảy ra rủi ro, kinh doanh thua lỗ. Còn công ty TNHH 1 thành viên chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm với công ty bằng phần vốn đã góp vào công ty và không ảnh hưởng tới tài sản cá nhân của chủ sở hữu.

 Vì vậy:  Nếu công ty có 1 thành viên làm chủ sở hữu có thể lựa chọn công ty TNHH 1 thành viên sẽ có lợi thế lớn hơn so với DNTN

Nếu công ty có số thành viên tham gia góp vốn là 2 thành viên trở lên có thể lựa chọn các loại hình sau: Công ty hợp danh hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Phù hợp với doanh nghiệp nhỏ

+ Công ty hợp danh thành viên sáng lập công ty sẽ chịu trách nhiệm vô hạn ( chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với công ty  vì vậy rủi ro cao ) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành viên tham gia góp vồn bao gồm từ 2 đến 50 thành viên và thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn với tình hình kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty TNHH 2 thành viên có lợi điểm rất nhiều so với công ty hợp danh. Phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Công ty cổ phần: Đây là loại hình công ty đặc biệt nhất và phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và lớn.  Vì nó có được các lợi điểm như sau: Công ty cổ phần có cơ cấu số lượng thành viên tham gia góp vốn từ 3 thành viên trở lên và không giới hạn thành viên tham gia góp vốn. Công ty Cổ phần có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn hoặc góp vốn từ các thành viên công ty hoặc nhà đầu tư ngoài công ty. Như vậy khả năng huy động vốn cao giúp cho công ty dễ dàng tham gia các hợp đồng lớn và gây được được sự chú ý cuả các nhà đầu tư hơn các loại hình công ty còn lại.

 Tên công ty/Doanh nghiệp

Tên công ty là 1 trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Đặt tên công ty phải đúng quy định và thể hiện được sự chuyên nghiệp và quy mô của công ty. Theo Luật doanh nghiệp 2014 có quy định khi đặt tên công ty phải chú ý các điều kiện sau đây.

– Tên công ty phải được viết từ các chữ cái trong bảng chữ cá tiếng việt bao gồm cả F,W,J,Z.

– Tên doanh nghiệp phải là duy nhất không trùng lặp, không gây nhầm lẫn giữa các công ty.

– Tên doanh nghiệp phải bao gồm 2 thành tố sau đây

+ Loại hình của doanh nghiệp

+ Tên riêng của doanh nghiệp

Ví Dụ: công ty cổ phần dịch vụ tư vấn Việt Luật

Loại hình là: Công ty cổ phần

Tên riêng của công ty là: Việt Luật

Dịch vụ tư vấn là ngành nghề kinh doanh của công ty.

Địa chỉ công ty

Địa chỉ công ty là nơi đặt trụ sở của công ty được thành lập. Căn cứ vào điều 43 Luật doanh nghiệp có quy định. Địa chỉ của công ty phải bao gồm các thành tố sau: Số nhà, Tên Đường, Tên Phường ( Xã) , Tên Quận (Huyện ), Tỉnh ( Thành phố ). Ví dụ: địa chỉ của công ty Việt Luật là: Số 8, ngõ 22 Đường Đỗ Quang, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

 Hồ sơ thành lập công ty

ho-so-thanh-lap-cong-ty

Có tất cả 5 loại hình công ty vì vậy khách hàng có thể theo dõi hồ sơ thành lập công ty của từng loại hình cụ thể như sau:

 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Bản sao chứng thực 1 trong các giấy tờ cảu chủ sở hữu bao gồm: chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu bản gốc và bản sao photo có công chứng thời hạn chưa qua 6 tháng.

 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với loại hình công ty TNHH 1 thành viên

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Chứng minh thư, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân bản sao, bản chính được chứng thực của người đại diện pháp luật công ty

– Văn bản, quyết định uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uy quyền đối với trường hợp người thành lập công ty là tổ chức

 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với công ty tnhh 2 thành viên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là người nước ngoài.

 Ngành nghề kinh doanh

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề gì trừ các ngành nghề bị nghiêm cấm kinh doanh. 

Bạn đọc có thể tham khảo các ngành nghề bị cấm kinh doanh tại đây:

Danh sách ngành nghề bị cấm kinh doanh

Danh sách ngành nghề được quy định trong nền kinh tế việt nam được hiển thị bằng chữ số. Và trài dài từ mã số ngành từ cấp 1 đến mã số ngành cấp 5

Mã ngành cấp 1: chữ cái từ A – U

Mã ngành cấp 2: sau vị trí mã ngành cấp 1, có hai chữ số

Mã ngành cấp 3: sau vị trí mã ngành cấp 1 và cấp 2, có 3 chữ số

Mã ngành cấp 4: sau vị trí mã ngành cấp 1, 2, 3; có 4 chữ số

Mã ngành cấp 5: sau vị trị mã ngành cấp 1, 2, 3, 4; có 5 chữ số

Danh sách ngành nghề kinh tế Việt Nam